1. RỐI LOẠN KINH NGUYỆT LÀ GÌ? BIỂU HIỆN CỦA RỐI LOẠN KINH NGUYỆT?
Rối loạn kinh nguyệt là những vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bất thường khiến chu kỳ kinh không hoạt động bình thường.
Rối loạn kinh nguyệt có biểu hiện như thế nào?
Sau khi bạn sinh em bé, kinh nguyệt sẽ biến mất tạm thời. Thay vào đó là sự xuất hiện một loại dịch tiết từ âm đạo gần giống kinh nguyệt, được gọi là sản dịch. Nó sẽ tiết ra liên tục trong vòng 2 – 4 tuần sau khi sinh.
Đối với những chị em cho con bú bằng sữa ngoài, kinh nguyệt có khoảng 2 – 3 tháng sau sinh. Trong khi đó, những người con bú bằng sữa mẹ, kinh nguyệt sẽ xuất hiện sau khoảng 6 – 8 tháng. Và đối với những mẹ cho con bú hoàn toàn bằng sữa thì thời gian có kinh trở lại có thể sẽ lâu hơn.
Tuy vậy, ngay cả khi kinh nguyệt đã trở lại, nó vẫn chưa ổn định. Phụ nữ sau sinh có thể đối mặt với một số triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt.
Một số biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt sau sinh
– Vòng kinh không đều: Vòng kinh dài hơn so với trước khi sinh hoặc quá ngắn (dưới 22 ngày).
– Băng kinh, cường kinh, ít kinh: Lượng máu kinh mỗi lần quá nhiều hoặc quá ít. Những phụ nữ tắc kinh thường vài tháng mới có kinh một lần, nhưng kinh nguyệt ra rất ít không đủ thấm băng vệ sinh.
– Rong kinh: Tình trạng chảy máu kéo dài trong thời gian hành kinh (trên 7 ngày).
– Rong huyết: Tình trạng chảy máu bất thường (trên 7 ngày) không trong chu kỳ.
– Thống kinh: Đau bụng kinh dữ dội, có thể có tụt huyết áp, thậm chí ngất xỉu.
– Thay đổi màu sắc máu kinh: Máu kinh màu đen, màu hồng hoặc nâu, có thể lỏng như nước hoặc đi kèm nhiều cục máu đông.
2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN KINH NGUYỆT SAU SINH?
Sự cân bằng giữa các hormone (quan trọng nhất là estrogen và progestin) sẽ đảm bảo cho chu kỳ kinh nguyệt ổn định bình thường. Khi hormone rối loạn thì tất yếu kinh nguyệt sẽ biến động theo.
Có nhiều yếu tố khác nhau có thể làm thay đổi hormone trong cơ thể, đó là:
+ Thay đổi cân nặng.
+ Cho con bú: Trong quá trình cho con bú, cơ thể mẹ tiết Prolactin, ức chế việc rụng trứng, khiến mẹ không có kinh hoặc kinh nguyệt không đều trong thời gian này.
+ Căng thẳng, stress: Áp lực khi chăm sóc con nhỏ khiến mẹ mệt mỏi, căng thẳng và rối loạn giấc ngủ thường xuyên. Những ảnh hưởng này làm rối loạn hệ nội tiết của mẹ, gây rối loạn kinh nguyệt.
3. RỐI LOẠN KINH NGUYỆT CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
- Gây thiếu máu
Chảy máu kinh nguyệt nhiều là một nguyên nhân gây thiếu máu. Nó là nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu (giảm hồng cầu máu) ở phụ nữ tiền mãn kinh. Sự mất máu hơn 80mL mỗi chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể dẫn đến thiếu máu. Hầu hết các trường hợp đều là thiếu máu nhẹ. Tuy nhiên, dù là thiếu máu nhẹ đến trung bình cũng có thể làm giảm vận chuyển oxy trong máu. Có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt và da xanh xao, thiếu sức sống. Thậm chí ngất xỉu nhiều lần. Thiếu máu nặng nếu không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề về tim.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản
Rối loạn kinh nguyệt có thể là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng,... Rối loạn kinh nguyệt đôi khi làm cho vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ dễ nhiễm khuẩn và dẫn đến mắc một số bệnh phụ khoa. Các bệnh phụ khoa nếu không điều trị kịp thời rất dễ chuyển biến thành bệnh ác tính và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
- Ảnh hưởng đến nhan sắc
Phụ nữ được gọi là phái đẹp nên sắc đẹp là vấn đề mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng quan tâm. Rối loạn kinh nguyệt làm cho cơ thể mệt mỏi, da xanh xao, dễ cáu gắt. Đồng thời làm cho chị em phụ nữ trông thiếu sức sống, xuống sắc.
Có thể bạn quan tâm:
Tác hại của béo bụng với cơ thể bạn nên biết!
Mỡ thừa là một trong những “kẻ thù” không chỉ của [...]
Mỡ nội tạng – Nguyên nhân và giải pháp giảm mỡ an toàn, hiệu quả
Mỡ nội tạng hay gọi nôm na là mỡ bụng không [...]
K WHITE tổ chức đại tiệc vinh danh các thành viên xuất sắc quý I
Ngày 8/4 vừa qua, tại nhà hàng Bạch Trà Viên (Hà [...]
5 bí quyết giúp phụ nữ tự tin hơn mỗi ngày
Với phụ nữ hiện đại, sự tự tin toát lên vẻ [...]
Môi trường làm việc khiến làn da “xấu xí” thế nào?
Môi trường làm việc là nơi gắn bó với chị em [...]
5 cách kiềm chế cơn nóng giận, phá đồ đạc của trẻ! Mẹ nên xem ngay
Trẻ nhỏ thường có hành vi cáu giận, ném đồ khi [...]