5 cách kiềm chế cơn nóng giận, phá đồ đạc của trẻ! Mẹ nên xem ngay

Trẻ nhỏ thường có hành vi cáu giận, ném đồ khi không vừa ý một điều gì đó. Rất nhiều phụ huynh lo lắng về vấn đề này và không biết nên giải quyết như thế nào. Phụ huynh nên biết rằng mỗi phản ứng của bố mẹ đều ảnh hưởng và hình thành nên tâm lý của con. Chính vì vậy việc dạy dỗ con cần có một phương pháp tốt nhất, phù hợp với con để giúp con phát triển tốt nhất.

Vì sao trẻ nổi giận, ném đồ đạc?

Những em bé có hành vi cáu giận, ném đồ chính là một biểu hiện đi xuống của nhịp sinh học. Có rất nhiều nguyên nhân của hiện tượng này trong đó nguyên nhân chính thường là do bộ não của con còn non nớt nên không có khả năng kiểm soát cảm xúc và không nhận biết được hậu quả trong những việc làm của mình.

Một vài trường hợp, con cảm thấy thất vọng về điều gì đó chẳng hạn không có được đồ chơi mà con muốn hay con cảm thấy lo lắng bất an vì sắp có thêm em bé, sợ bố mẹ không thương mình nữa hay sợ vì sắp phải đi học. Một nguyên nhân nữa là con cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng do tiếp xúc quá nhiều với màn hình điện tử. Cũng có thể là những hành động của con đang bắt chước theo những hành động của ba, mẹ.

5 cách giúp trẻ kiềm chế cơn giận

Giải pháp quan trọng nhất để đối phó với tình trạng con cáu giận, ném đồ đó là tìm ra nguyên nhân của tình trạng này. Sau đó bố mẹ nên tìm cách để con tránh những nguyên nhân đó càng sớm càng tốt. Bố mẹ cần quan tâm đến con nhiều hơn, chơi với con, trò chuyện với con, chia sẻ với con nhiều hơn, điều này giúp tình trạng này của con giảm đi đáng kể.

Bố mẹ chính là hình mẫu của con

Bố mẹ chính là người làm mẫu cho con, nếu bố mẹ nóng giận, đánh phạt con thì chỉ làm cho tình trạng của con ngày càng tăng thêm. Chính vì vậy, khi con có những hành vi cáu giận, ném đồ, mẹ cần phải bình tĩnh và tôn trọng con.

Bạn có thể nhẹ nhàng nói chuyện với con, chỉ ra những chỗ sai của con. Nếu bé con vẫn không chịu nghe lời mà tiếp tục những hành động chống đối, ném đồ đạc đi thì đồng nghĩa với việc bé đã có nhận thức và biết chống đối lại bố mẹ. Đây là một hành động không tốt và bố mẹ nên bình tĩnh xử lý tiếp theo.

Dạy trẻ nhận biết cảm xúc

Trẻ con thường nổi cáu khi không thể diễn tả cảm xúc của mình. Một đứa trẻ không thể nói mình đang nổi nóng sẽ la hét để bạn thấy nó đang giận. Hay một đứa trẻ không biết mình đang buồn có thể sẽ gây chuyện để cha mẹ chú ý.

Hãy bắt đầu dạy con những cảm xúc cơ bản như vui buồn giận sợ. Hãy nói: “Con đang giận à?” để con bạn biết mình đang cảm thấy thế nào. Dần dần, chúng sẽ học được cách ghi nhận cảm xúc. Khi con bạn hiểu hơn về cảm xúc bản thân và biết cách miêu tả chúng rồi, hãy dạy con những từ phức tạp hơn như bực bội, thất vọng, lo lắng và cô đơn.

Tạo một nhiệt kế đo mức tức giận

Nhiệt kế tức giận là công cụ giúp trẻ em nhận ra chúng đang giận dữ quá mức. Vẽ một nhiệt kế lớn trên một tờ giấy. Số 0 ở dưới cùng và điền vào các số cho đến 10 ở trên đỉnh nhiệt kế.

Mức 0 có nghĩa là ‘không tức giận’, mức 5 là ‘mức tức giận trung bình’, và mức 10 là ‘giận hơn bao giờ hết’.

Giải thích với con bạn về những ngôn ngữ cơ thể ứng với từng mức độ trên nhiệt kế. Con sẽ mỉm cười ở mức 0, làm mặt giận dữ ở mức 5 và tới mức 10, con có thể trở thành ‘quái vật giận dữ’.

Giải thích với con về biểu hiện cơ thể khi con thấy giận. Con cảm thấy nóng mặt ở mức hai, hay nắm tay thành nắm đấm ở mức 7.

Và khi trẻ con nhận biết được những dấu hiệu ấy, chúng sẽ tự hiểu mình cần phải bình tĩnh lại trước khi mức độ giận dữ chạm ngưỡng 10. Treo nhiệt kế tức giận ở một địa điểm dễ thấy và hỏi trẻ: “Hôm nay con giận tới mức nào?”

 Lập kế hoạch giúp con bình tĩnh lại

Hãy dạy con bạn phải làm gì khi bắt đầu cảm thấy giận dữ. Hãy dạy con cách kiềm chế cơn giận, đừng để con ném đồ đạc hay đánh em mình.

Khuyến khích con cái tự ‘giải lao’ khi bực bội, hặn con là con có thể vào phòng mình để bình tĩnh lại khi bắt đầu thấy bực. Khuyến khích con tô màu, đọc sách, hoặc làm các hoạt động khác để bình tĩnh lại.

Các bậc phụ huynh có thể tạo một “bộ đồ nghề giữ bình tĩnh”, bao gồm những quyển sách tô màu và màu vẽ, một quyển sách hài hước, những miếng dán xinh xắn, một món đồ chơi quen thuộc hay một lọ nước hoa dịu nhẹ.

Và khi bé giận dữ, bạn có thể nói: “Đi lấy bộ đồ nghề giữ bình tĩnh của con nào”, khuyến khích trẻ con tự kiềm chế bản thân mình.

 Dạy con một số kĩ năng kiềm chế cơn giận

Một trong những cách tốt nhất để giải tỏa bực bội trong trẻ là dạy con những kĩ năng cụ thể. Ví dụ như hít thở sâu có thể trấn an tâm trí và cơ thể trẻ khi bé buồn bực. Đi dạo, đếm tới 10 hoặc lặp lại những cụm từ hữu ích cũng có tác dụng. Hãy dạy con một số kĩ năng khác như kĩ năng kiềm chế cảm xúc và tự kiểm điểm. Trẻ con dễ cáu giận cần được chỉ bảo tận tình những kĩ năng đó để giải tỏa buồn bực.

Phạt con khi cần thiết

Thi thoảng những đứa trẻ sẽ làm ầm lên để bố mẹ chiều theo chúng. Nếu một đứa trẻ khóc quấy rồi được nhận một món đồ chơi để giữ im lặng, bé sẽ biết mình quấy phá vậy là có tác dụng.

Đừng quá nhân nhượng trước con mình. Sự nhân nhượng của bạn sẽ trấn an được bé trong thời gian ngắn, nhưng về lâu về dài, vấn đề sẽ trở nên tệ hơn và trẻ cũng dai dẳng hơn

Dạy dỗ thường xuyên để con bạn hiểu rằng chúng không được quá quấy phá hay hỗn hào. Nếu con bạn phá luật, bạn nên phạt chúng. Phạt úp mặt vào tường hoặc tước đi đặc quyền là hai phương pháp phạt con hiệu quả. Nếu con bạn tức giận đập vỡ thứ gì, hãy bảo con làm sửa nó hoặc làm việc nhà để kiếm tiền sửa đồ. Đừng trao lại đặc quyền cho con nếu con chưa khắc phục hậu quả.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.